Cử nhân Công nghệ thông tin
GIỚI THIỆU:
Công nghệ thông tin (CNTT - tiếng Anh là Information Technology hay IT) hiểu theo nghĩa rộng và tổng quát nhất là việc sử dụng công nghệ hiện đại (chủ yếu là máy tính và viễn thông) vào việc tạo ra, lưu trữ, truyền dẫn thông tin, xử lý, khai thác thông tin.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế giai đoạn đến 2020 thì Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn. Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều công ty công nghệ trong và ngoài nước mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam và hướng ra khu vực, thế giới. Vì vậy, nhân sự ngành công nghệ thông tin hứa hẹn sẽ trở thành nguồn nhân lực then chốt để phát triển lĩnh vực công nghệ trong tương lai. Những ai theo đuổi ngành Công nghệ thông tin cần tìm hiểu rõ học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì? và làm ở đâu?...khi chọn ngành này làm hành trang nghề nghiệp.
Công nghệ thông tin (IT) ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ. Muốn tạo nên sự khác biệt tích cực cho thế giới thì IT là một trong những con đường lựa chọn đúng đắn của bạn bởi IT ngày nay là công cụ quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.
Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn :
- Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;
- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;
- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính;
- Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
- Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…
Học ngành Công nghệ thông tin làm việc ở đâu?
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể làm việc tại:
- Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin;
- Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;
- Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;
- Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;
- Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí...
- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.
Ngoài kiến thức chuyên môn về IT được đào tạo, sinh viên cũng cần trang bị thêm yếu tố ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết. Đáp ứng nhu cầu đó, có thể nói UTM là một trong những trường tiên phong chú trọng khối kiến thức nghề toàn diện. Ngoài ra, sinh viên IT của UTM còn có cơ hội tiếp cận với môi trường kinh doanh thực tế thông qua những buổi kiến tập và thực tập tại các doanh nghiệp, những chia sẻ từ các doanh nhân, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ hay tiếp cận những dự án kinh doanh các bạn tự tiến hành triển khai...Từ đó, sinh viên có cái nhìn toàn diện và sâu rộng về nghề nghiệp mình có dự định theo đuổi, trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế để tự tin chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp.
Với những thông tin trong bài viết thì vấn đề học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì? và làm việc ở đâu? chắc chắn không còn là nỗi lo lắng, băn khoăn của các bạn khi chọn ngành học đấy sáng tạo này.
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI HỌC CNTT TẠI UTM
Cấu trúc chương trình gồm 5 khối kiên thức và kỹ năng rõ ràng: không chỉ Kiến thức chuyên môn, Kiến thức xã hội mà còn chú trọng Ngoại ngữ, Phát triển cá nhân và Thực hành công nghiệp.
Mỗi giai đoạn được đào tại định hướng để sinh viên chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho việc phát huy khả năng của bản thân, lĩnh hội cao nhất kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Giai đoạn Học tập thực tế tạo doanh nghiệp (OJT) là điểm khác biệt đặc biệt: không chỉ giúp sinh viên cũng cố, áp dụng kiến thức và kỹ năng đã được tích luỹ mà qua đó sinh viên tự khám phá, lên kế hoạch học tập, rèn luyện những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp hoặc kỹ năng mềm khác cần tích luỹ, qua đó có thái độ học tập tốt hơn nữa trong giai giai đoạn học tiêp theo ở nhà trường để có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội
Các khối kiến thức được thiết kế vừa đảm bảo tính tích luỹ, vừa kích thích sự hứng khởi của sinh viên bằng việc học lập trình – phát triển phần mềm ngay từ học kỳ đầu tiên và được kéo dài giàn trải trong nhiều học kỳ tiếp theo
Chương trình học được thiết kế, cập nhật theo gợi ý của các tổ chức nghề nghiệp như ACM (Hiệp hội máy tính – Mỹ), VINASA (Hiệp hội phần mềm Việt Nam), tư vấn của các chuyên gia và doanh nghiệp Công nghệ thông tin như FPT, IBM, tích hợp các chuẩn kiến thức của giới công nghiệp như Oracle, Cisco,...
TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP
Công việc của người làm CNTT chuyên nghiệp thường nằm ở một trong những mảng chủ yếu sau:
Lập trình (thao khảo thêm trong bài giới thiệu về ngành Phát triển phần mềm): Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên.
Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng chế tạo, sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai.
Thiết kế giải pháp tích hợp: Công việc này đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu cả phần cứng và phần mềm, có khả năng thiết kế các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức về cả phần cứng lẫn phần mềm, dựa trên yêu cầu cụ thể. Họ làm nhiệm vụ tại các công ty cung cấp giải pháp tích hợp hiện đang trên đà phát triển tại Việt Nam.
Quản trị hệ thông và an ninh mạng: Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thông gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v…
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin bao gồm 03 khối kiến thức:
- Khối kiến thức đại cương: trang bị cho sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Khối kiến thức cơ sở ngành: Trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng chung nhất về Công nghệ thông tin như: kỹ thuật lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính, mạng máy tính, đồ họa máy tính,…. để sinh viên sau đó có thể học tập các kiến thức chuyên ngành và tạo kiến thức nền tảng chung để làm việc trong lĩnh vực CNTT.
- Khối kiến thức chuyên ngành: Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế trong lĩnh vực Công nghệ thông tin như: thiết kế – phát triển website, lập trình trên thiết bị di động, lập trình phát triển phần mềm ứng dụng, lập trình mã nguồn mở, quản trị các hệ thống cơ sở dữ liệu, công nghệ thiết bị mạng, an ninh mạng, phát triển các hệ thống thông minh,
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
TT | Tên học phần | Số TC |
1. Kiến thức giáo dục đại cương | 49 | |
1.1 Khối kiến thức lý luận chính trị | ||
1 | Triết học Mác - Lê nin | 3 |
2 | Kinh tế chính trị Mác - Lê nin | 2 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 |
4 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
5 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 |
1.2 Khối kiến thức Giáo dục Quốc phòng - An ninh | ||
6 | Giáo dục quốc phòng-an ninh | 11 |
1.3 Khối kiến thức Giáo dục Thể chất | ||
7 | Giáo dục thể chất | 6 |
1.4 Khối kiến thức Kỹ năng | ||
8 | Ngoại ngữ 1 | 3 |
9 | Ngoại ngữ 2 | 3 |
10 | Ngoại ngữ 3 | 3 |
11 | Ngoại ngữ 4 | 3 |
12 | Ứng dụng CNTT 1 | 3 |
13 | Ứng dụng CNTT 2 | 3 |
14 | Kỹ năng mềm | 3 |
2. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành | 75 | |
Kiến thức cơ sở | 15 | |
15 | Toán cao cấp | 3 |
16 | Cấu trúc dữ liệu và giải thuật | 3 |
17 | Toán học rời rạc | 3 |
18 | Cơ sở dữ liệu | 3 |
19 | Lý thuyết xác suất thống kê | 3 |
Kiến thức ngành | 54 | |
17 | Ngôn ngữ lập trình | 3 |
22 | Kiến trúc máy tính và hệ điều hành | 3 |
23 | Lập trình hướng đối tượng | 3 |
24 | Mạng máy tính và truyền thông | 3 |
25 | Hệ quản trị CSDL | 3 |
26 | Phân tích và thiết kế hệ thống | 3 |
27 | Lập trình web cơ bản | 3 |
28 | Quản trị mạng | 3 |
29 | Lập trình java | 3 |
30 | Nhập môn công nghệ phần mềm | 3 |
31 | Quản lý dự án cntt | 3 |
32 | Cơ sở dữ liệu phân tán | 3 |
33 | Trí tuệ nhân tạo | 3 |
34 | Lập trình Androi | 3 |
35 | Xử lý sự cố PC và PM máy tính | 3 |
36 | Lập trình trực quan | 3 |
37 | Quản lý và an toàn thông tin | 3 |
38 | Điện toán đám mây | 3 |
Các môn học tự chọn | 6 | |
39 | Lập trình cho thiết bị di động | 3 |
40 | Xây dựng các hệ thống nhúng | 3 |
41 | Phát triển phần mềm hướng dịch vụ | 3 |
42 | Đồ hoạ và xử lý ảnh | 3 |
43 | Phân tích và xử lứ dữ liệu | 3 |
44 | Ứng dụng mã nguồn mở | 3 |
45 | Công nghệ phần mềm nhúng | 3 |
46 | Tương tác người máy | 3 |
47 | Phân tích nghiệp vụ | 3 |
48 | Quản lý qui trình | 3 |
49 | Hoạt động an ninh mạng | 3 |
3. Thực tập và tốt nghiệp | 14 | |
50 | Thực tập tốt nghiệp | 6 |
51 | Khóa luận tốt nghiệp | 8 |
Tổng cộng | 138 |