Cử nhân Quản lý nhà nước
GIỚI THIỆU:
Quản lý nhà nước là ngành học mà trong đó sinh viên phải tiếp thu những kiến thức cơ bản về quản lý, những kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước thuộc các lĩnh vực hoạt động và kỹ năng thực hành.
+ Có năng lực tổng hợp về quản lý nhà nước; nắm vững phương pháp và nghệ thuật quản lý trong các cơ quan nhà nước; cơ quan, tổ chức của Đảng; trong các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế và các lĩnh vực xã hội.
+ Có khả năng tham mưu, tư vấn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp hoạch định mục tiêu quản lý và tổ chức thực hiện mục tiêu có hiệu quả.
+ Nhạy cảm trong việc nắm bắt các tình huống quản lý nhà nước và chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất giải pháp khả thi.
+ Có khả năng giao tiếp, biết xử lý các mối quan hệ trong hoạt động quản lý nhà nước.
+ Có năng lực độc lập nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước; có thể tham gia giảng dạy, thuyết trình những vấn đề của Khoa học Quản lý nhà nước.
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI UTM
Trong quá trình học tập tại Đại học UTM, sinh viên học ngành Quản lý nhà nước sẽ được tham gia thực hành, thực tập tại những tổ chức, cơ quan của Đảng và Nhà nước, các trường đại học, trường chính trị các tỉnh.
Bên cạnh đó sinh viên sẽ có cơ hội thực tập tại các tổ chức xã hội đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế đang thực hiện tại Việt Nam.
+ Sĩ số lớp học không quá 30 sinh viên yêu thích ngành Quản lý nhà nước
+ Môi trường học tập thân thiện, sáng tạo với sự giảng dạy tận tình của giảng viên 100% có trình độ thạc sĩ trở lên
+ UTM chú trọng nguyên tắc người học là trung tâm đào tạo.
+ Có hệ thống tư vấn học thuật giúp sinh viên giải đáp được thắc mắc về bài vở cũng như củng cố ý tưởng nghiên cứu khoa học
+ Được tiếp cận với những giáo trình chuẩn hóa và cập nhật, kế thừa từ những nội dung mới của các trường ĐH tại Châu Âu như: Anh, Pháp, Đức,… một cách thường xuyên
+ Giúp bạn trở nên năng động, tự tin và dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc sau này thông qua những buổi đào tạo kỹ năng mềm, hoạt động sinh viên, câu lạc bộ ngoại khóa
TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP
Tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước bạn sẽ đảm nhận vị trí lãnh đạo quản lý điều hành trong môi trường công sở, làm chuyên viên hành chính trong các cơ quan khối công chức hoặc tư nhân, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan đoàn thể ..
Sinh viên tốt nghiệp ngành học này cần phải đảm bảo những yếu tố về kỹ năng sau:
+ Kỹ năng điều hành tổ chức, xây dựng hoạch định
+ Kỹ năng quản lý nhân sự.
+ Kỹ năng thao tác, vận hành nghiệp vụ hành chính
+ Kỹ năng giải quyết nghiệp vụ hành chính
+ Kỹ năng phân tích đánh giá
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Các yêu cầu về nội dung, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề trong Quản lý nhà nước, yêu cầu về thái độ và vị trí công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp, chương trình đào tạo đại học Quản lý nhà nước được quy định như sau:
Về kiến thức:
Kiến thức cơ bản
– Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị
– Các kiến thức cơ bản về tâm lý học, xã hội học, nghiên cứu khoa học, kinh tế học phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên ngành, nâng cao trình độ, học tập ở trình độ cao hơn, nghiên cứu các giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
– Các kiến thức và kỹ năng về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
Kiến thức cơ sở ngành:
– Kiến thức về khoa học quản lý
– Kiến thức về khoa học pháp lý
– Kiến thức về Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
– Kiến thức về một số nghiệp vụ hành chính
Kiến thức chuyên ngành:
– Kiến thức chuyên ngành quản lý nhân sự trong khu vực công
– Kiến chức chuyên ngành thiết kế và phân tích tổ chức bộ máy nhà nước
– Kiến thức chuyên ngành hoạch định và phân tích chính sách công
– Kiến thức chuyên ngành quản ly về kinh tế
– Kiến thức chuyên ngành quản ly tài chính công
– Kiến thức chuyên ngành quản lý xã hội: văn hóa, y tế, giáo dục, tôn giáo, dân tộc
– Kiến thức chuyên ngành về thanh tra nhà nước.
Kiến thức nghiệp vụ:
– Kiến thức về tin học văn phòng
– Kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành
– Kiến thức về nghiệp vụ hành chính
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
TT | Tên học phần | Số TC |
1- Kiến thức giáo dục đại cương | 49 | |
1.1 Khối kiến thức lý luận chính trị (bắt buộc) | 15 | |
1 | Triết học Mác - Lê nin | 3 |
2 | Kinh tế chính trị Mác - Lê nin | 2 |
3 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 |
4 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 |
5 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 |
1.2 Khối kiến thức Giáo dục Quốc phòng - An ninh (bắt buộc) | 15 | |
6 | Giáo dục quốc phòng-an ninh | 11 |
1.3 Khối kiến thức Giáo dục Thể chất (bắt buộc) | 6 | |
7 | Giáo dục thể chất | 6 |
1.4 Khối kiến thức Kỹ năng (bắt buộc) | 3 | |
8 | Ngoại ngữ 1 | 3 |
9 | Ngoại ngữ 2 | 3 |
10 | Ngoại ngữ 3 | 3 |
11 | Ngoại ngữ 4 | 3 |
12 | Ứng dụng CNTT 1 | 3 |
13 | Ứng dụng CNTT 2 | 3 |
14 | Kỹ năng mềm | 3 |
2. Khối kiến thức ngành | 75 | |
2.1. Kiến thức cơ sở ngành (5 học phần) | 15 | |
12 | Lý luận nhà nước về pháp luật | 3 |
13 | Pháp luật đại cương | 3 |
14 | Khoa học quản lý | 3 |
15 | Quản lý công | 3 |
16 | Hoạch định và thực thi chính sách công | 3 |
2.2. Kiến thức ngành (18 học phần) | 54 | |
17 | Xã hội học | 3 |
18 | Thống kê học | 3 |
19 | Chính trị học | 3 |
20 | Hành chính học đại cương | 3 |
21 | Văn bản và kỹ thuật soạn thảo văn bản | 3 |
22 | Tổ chức điều hành và quản trị công sở | 3 |
23 | Thanh tra công vụ và giải quyết khiếu nại hành chính | 3 |
24 | Tổ chức bộ máy quản lý | 3 |
25 | Luật hành chính | 3 |
26 | Quản lý nhà nước về kinh tế | 3 |
27 | Quản lý nhà nước về tài chính công | 3 |
28 | Quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế | 3 |
29 | Quản lý nhà nước về đô thị và nông thôn | 3 |
30 | Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường | 3 |
31 | Quản lý nhà nước về đầu tư | 3 |
32 | Quản lý nhà nước về dân tộc, tôn giáo | 3 |
33 | Công chức, công vụ, đạo đức công vụ | 3 |
34 | Thủ tục hành chính và nghiệp vụ văn thư lưu trữ | 3 |
2.3. Khối kiến thức tự chọn ( 3 tổ hợp, mỗi tổ hợp 2 học phần, sinh viên chọn 1 trong 3 tổ hợp để đăng ký) | 6 | |
a. Khối kiến thức chuyên sâu về xã hội | ||
35 | Quản lý xã hội | 3 |
36 | Quản lý nhà nước về phúc lợi xã hội và an sinh xã hội | 3 |
b. Khối kiến thức chuyên sâu về đầu tư công | ||
37 | Quản lý nhà nước về thương mại và kinh tế đối ngoại | 3 |
38 | Chính sách đầu tư phát triển | 3 |
c. Khối kiến thức chuyên sâu về quản lý công | ||
39 | Quản lý thuế | 3 |
40 | Kinh tế công cộng | 3 |
3. Thực tập cuối khoá và Khóa luận tốt nghiệp | 14 | |
41 | Thực tập cuối khóa | 6 |
42 | Khóa luận tốt ngiệp (03 học phần thay thế) | 8 |
Tổng cộng | 138 |